BẢO HIỂM HỎA HOẠN

Với những doanh nghiệp sản xuất có vật liệu, máy móc có nguy cơ cháy, nổ cao như ngành may mặc, da giày, túi xách. Những ngành trong lĩnh vực điện tử lắp ráp; ngành cao su, nhựa, bao bì, giấy,… Việc mua bảo hiểm hỏa hoạn cho những tài sản này là điều cần thiết. 

Tham khảo bài viết: Bảo hiểm cháy nổ

Bảo hiểm hỏa hoạn
Bảo hiểm hỏa hoạn

Bảo hiểm hỏa hoạn là gì?

Đối với sự hoạt động của một doanh nghiệp, sự ảnh hưởng của hỏa hoạn là không thể đong đếm được. Do vậy, bảo hiểm hỏa hoạn là một chiếc cánh cứu sinh lúc khó khăn do hỏa hoạn gây ra. 

Bảo hiểm hỏa hoạn sẽ bao gồm các thiệt hại, mất mát đối với tài sản do hỏa hoạn gây ra. Đây là một hình thức bảo hiểm bao gồm cả chi phí thay thế và sửa chữa, xây dựng tài sản theo quy định của hợp đồng. Chính sách bảo hiểm hỏa hoạn bao gồm thiệt hại về tài sản, về những thiệt hại cho các công trình lân cận. Có thể là tài sản cá nhân không có khả năng sinh sống hoặc sử dụng tài sản khi xảy ra thiệt hại.

Bảo hiểm hỏa hoạn là bảo hiểm cho những tài sản mà bạn kê khai trong hợp đồng mua bảo hiểm. Có 3 loại hình bảo hiểm hỏa hoạn thường gặp là: 

  • Bảo hiểm Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; 
  • Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Nghị định 23 của Chính phủ; 
  • Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản. 

Khi không may có sự cố xảy ra, những tài sản được kê khai trong danh mục tài sản sẽ được công ty bảo hiểm tính toán thiệt hại để bồi thường. Và tất nhiên, không phải lúc nào cháy cũng được bồi thường. Điều này cũng thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Nó gọi là Điều khoản loại trừ hay những rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm. Bạn cần chú ý danh mục này khi ký hợp đồng.

Tham khảo bài viết: BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC LÀ GÌ

Bảo hiểm hỏa hoạn
Bảo hiểm hỏa hoạn

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là loại hình bảo hiểm định danh, bồi thường cho những thiệt hại vật chất ngẫu nhiên, bất ngờ, không lường trước được. Bị gây ra bởi rủi ro cháy, nổ và các rủi ro được nêu rõ trong Quy tắc bảo hiểm.

Bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xảy ra do những rủi ro sau gây ra:

  • Rủi ro “A”: Hoả hoạn; sét đánh, nổ.
  • Rủi ro “B”: Nổ.
  • Rủi ro “C”: Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng.
  • Rủi ro “D”: Gây rối, đình công, bế xưởng.
  • Rủi ro “E”:Thiệt hại do hành động ác ý.
  • Rủi ro “F”: Động đất hay núi lửa phun.
  • Rủi ro “G”: Giông và bão.
  • Rủi ro “H”: Giông, bão, lụt.
  • Rủi ro “I”: Tràn nước từ các bể và thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước.
  • Rủi ro “J”: Đâm va do xe cộ và súc vật.

Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Tham khảo bài viết: BẢO HIỂM TAI NẠN

Bảo hiểm hỏa hoạn

Vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn

Với những quy định, thông tin về bảo hiểm hỏa hoạn. Chắc hẳn, bạn cũng hình dung được bảo hiểm hỏa hoạn có vai trò như thế nào đối với các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động trong hoàn cảnh rủi ro cao. Bảo hiểm cháy nổ hỏa hoạn góp phần ổn định cuộc sống cho chủ doanh nghiệp, và tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động làm những ngành nghề cơ khí, xây dựng, khai thác,… thường hay xảy ra tai nạn được bảo hiểm.

  • Khi mua bảo hiểm hỏa hoạn, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm đền bù, bồi thường thiệt hại về tài sản bảo hiểm khi có rủi ro cháy nổ xảy ra.
  • Hình thức đền bù có thể bằng tiền mặt tương đương giá trị tài sản bảo hiểm hoặc bằng việc sửa chữa tài sản hư hỏng hoặc thay thế các tài sản bảo hiểm đã tổn thất bằng tài sản mới tương đương.
  • Khách hàng mua bảo hiểm hỏa hoạn sẽ được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm và theo quy định pháp luật: Số tiền bảo hiểm cháy nổ mà khách hàng được công ty bảo hiểm đền bù là số tiền các giá trị tài sản bảo hiểm theo giá thị trường.

Doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm, sẽ được tư vấn các biện pháp phòng tránh tổn thất, tăng cường các biện pháp phòng hỏa hoạn. Nghiêm túc thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất.

Bên cạnh việc mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, bảo hiểm hoả hoạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế. Thông qua việc hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện những biện pháp an toàn, góp phần hạn chế những tổn thất tai nạn. Giúp khách hàng của họ có điều kiện thúc đẩy mở rộng hoạt động sản xuất.

Tham khảo bài viết: MUA BẢO HIỂM CỦA HÃNG NÀO TỐT

Bảo hiểm hỏa hoạn

Những trường hợp không được bảo hiểm

  1. Tổn thất bởi hậu quả của:

Gây rối, bạo động dân sự, đình công, bãi công, công nhân bị sa thải. Trừ khi những rủi ro này ghi nhận là được bảo hiểm trong Hợp đồng bảo hiểm.

Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích quân sự hoặc hiếu chiến của nước ngoài, nội chiến,

Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, thiết quân luật, phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố,…

  1. Tổn thất đối với tài sản bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi :

Nguyên liệu vũ khí hạt nhân; sử dụng cố ý/ không cố ý tên lửa hay bất kỳ loại vũ khí chiến tranh nào; phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân. Đối với điểm loại trừ này thì thuật ngữ “đốt cháy” sẽ bao gồm cả quá trình phản ứng phân hủy hạt nhân tự phát.

Máy móc, khí cụ điện nào hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hoặc rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét).

Sự ô nhiễm, nhiễm bẩn; hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản; vàng bạc và đá quý, tiền (tiền giấy hay tiền kim loại), séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, quần áo mẫu, khuôn mẫu, sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ. Trừ khi được xác định cụ thể là chúng được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm này,

  1. Tổn thất hậu quả: xảy ra đối với những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất lẽ ra phải được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải hoặc các hợp đồng bảo hiểm khác. Trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hay lẽ ra được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm khác. Kể cả hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực.
  2. Tổn thất hậu quả do trộm cắp trong khi hoặc sau khi xảy ra cháy.

Hỏa hoạn không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến đời sống của doanh nghiệp mà cả con người. Những tổn thất mà 1 trận hỏa hoạn để lại là gánh nặng với mọi người. Rõ ràng, những lợi ích mà bảo hiểm hỏa hoạn mang lại sẽ giảm thiểu những rủi ro. Đồng thời, là điểm tựa để xã hội phát triển.

Bài viết liên quan:

LEAVE A COMMENT