Gia đình tôi đều đã có bảo hiểm y tế, con đi học nên mua bảo hiểm tại trường. Mẹ lớn tuổi nên đã có bảo hiểm do nhà nước cấp. Vậy còn vợ chồng tôi thì mua bảo hiểm như thế nào? Tôi chỉ mua bảo hiểm y tế cá nhân cho mình tôi được không? Bạn hãy tham khảo bài viết này để có câu trả lời cụ thể nhé!
Tham khảo bài viết: MUA BẢO HIỂM Y TẾ MỘT NGƯỜI BAO NHIÊU TIỀN
Mục Lục
Lợi ích của việc mua bảo hiểm y tế cá nhân
Bảo hiểm y tế hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đây là giải pháp tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật.
Bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men. Và chăm sóc cho người có thẻ khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ. Nhờ có chính sách bảo hiểm y tế mà chi phí khám chữa bệnh cũng sẽ giảm bớt. Tùy theo các nhóm đối tượng sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% hoặc 95% hoặc 80% chi phí khám chữa bệnh nội và ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
Tham khảo bài viết: HƯỚNG DẪN MUA BẢO HIỂM Y TẾ
Mua bảo hiểm y tế cho cá nhân
Theo Khoản 5, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2014 quy định về 5 nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế như sau:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ các đối tượng thuộc các nhóm trên.
Cùng với đó, Khoản 5 Điều 1 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:
a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;
b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này.
Do vậy, tất cả thành viên trong nhà đều phải tham gia bảo hiểm y tế. Trừ những người đã có thẻ bảo hiểm y tế và những người đã khai báo tạm vắng. Do vậy, bạn không thể mua được cho 1 người. Những ai có trong hộ khẩu cũng đều phải tham gia bảo hiểm y tế. Nhưng nếu trong gia đình đều đã có bảo hiểm do nhà nước quy định, thì lúc đó bạn có thể mua bảo hiểm y tế cá nhân.
Tham khảo bài viết: BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH CÓ BẮT BUỘC KHÔNG?
Mua bảo hiểm y tế cá nhân bao nhiêu tiền?
Mỗi năm, số tiền mua bảo hiểm y tế có thay đổi. Bảo hiểm y tế có 2 loại: bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Do vậy, giá tiền mua cũng có sự khác nhau.
Đối với bảo hiểm bắt buộc:
- Học sinh, sinh viên đóng với mức đóng là 4,5% mức lương cơ sở. Cụ thể: 4,5% x 1.490.000 đồng = 67.050 đồng/tháng. Trong đó, bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%. Vậy nên, thực tế phải đóng hằng tháng là 46.935 đồng/tháng tương đương với 563.220 đồng/năm.
- Người lao động tham gia bảo hiểm y tế sẽ đóng với tỉ lệ 10.5%.
- Đối với các doanh nghiệp sẽ đóng với tỉ lệ 21.5%
Đối với bảo hiểm tự nguyện hay bảo hiểm hộ gia đình:
Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT năm 2021 sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/năm. Với các đối tượng tham gia mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì mức đóng hàng tháng được tính như sau:
Người thứ nhất sẽ đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng người thứ nhất.
Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng người thứ nhất.
Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng người thứ nhất.
Từ người thứ năm trở đi, mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Tham khảo bài viết: ĐIỀU KIỆN MUA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT năm 2021
Theo quy định tại Điều 30, Nghị định 146/2018/NĐ-CP: mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện sẽ được quỹ BHYT thanh toán như sau:
- Khám chữa bệnh ngoại trú: Thanh toán tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh. Chữa bệnh tương đương với 0,15 x 1.490.000 = 223.500 đồng.
- Khám chữa bệnh nội trú: Thanh toán tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện tương đương với 0,5 x 1.490.000 = 745.000 đồng.
Trường hợp khám chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT. Cái này được quỹ BHYT thanh toán tối đa không quá 1 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện với 1.490.000 đồng.
Trường hợp khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT. Sẽ được quỹ BHYT thanh toán tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. Tương đương với 2 x 1.490.000 = 3.725.000 đồng.
Trường hợp khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:
- Khám chữa bệnh ngoại trú: Thanh toán tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh tương đương với 0,15 x 1.490.000 = 223.500 đồng.
- Khám chữa bệnh nội trú: Thanh toán tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện tương đương với 0,5 x 1.490.000 = 745.000 đồng.
Tham gia bảo hiểm y tế là trách nhiệm cũng như quyền lợi của chính mình và gia đình. Do vậy, mỗi người cần phải tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ theo Luật quy định. Trường hợp, mỗi người trong nhà đều đã tham gia bảo hiểm. Thế bạn cũng nên đăng ký mua bảo hiểm y tế cá nhân tại cơ quan bảo hiểm ở địa phương.
Bài viết liên quan:
