Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài là vấn đề quan trọng mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là việc sử dụng lao động người nước ngoài ngày càng phổ biến. Trong đó, người nước ngoài cũng là đối tượng được bảo hiểm y tế hướng đến hỗ trợ các quyền lợi như người trong nước. Vậy đối với người lao động nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm y tế như thế nào và cần những thủ tục gì? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Quy định đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ:
“Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế”.
Như vậy, có thể thấy pháp luật bảo hiểm y tế không có bất cứ sự phân biệt nào giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài. Quy định này đảm bảo sự tôn trọng và bình đẳng giữa tất cả người lao động khi làm việc, sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời đây là quyền lợi thiết thực của người lao động và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng lao động là người mang quốc tịch nước ngoài.

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế phải đủ các điều kiện:
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn và từ 3 tháng trở lên
- Người nước ngoài du học, học tập tại Việt Nam, được nhà nước Việt Nam cấp học bổng
Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài có bắt buộc không? Để trả lời cho câu hỏi này thì người nước ngoài hoàn toàn có thể tham gia bảo hiểm y tế theo 2 hình thức tự nguyện và bắt buộc. Nếu bạn là người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì việc đóng BHYT là bắt buộc. Doanh nghiệp và người lao động cần nắm rõ những quy định trên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tránh bị xử phạt hành chính.
Tham khảo thêm THỜI ĐIỂM ĐỦ 5 NĂM LIÊN TỤC BẢO HIỂM Y TẾ LÀ GÌ?
Các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Căn cứ vào Điều 12, Chương II của Luật Bảo hiểm Y tế số 01/VBHN-VPQH, đối tượng tham gia BHYT được chia thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Bao gồm người lao động và người sử dụng lao động (có thể là cá nhân, tổ chức, đơn vị,…).
- Nhóm 2: Đối tượng do các cơ quan, tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng.
- Nhóm 3: Đối tượng được đóng BHYT do ngân sách nhà nước đóng.
- Nhóm 4: Đối tượng nằm trong diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
- Nhóm 5: Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, trừ các trường hợp đã nêu ở trên.

Việc tham gia bảo hiểm y tế được chia ra BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Tùy vào người nước ngoài thuộc nhóm đối tượng nào để tham gia hình thức bảo hiểm phù hợp tương ứng với các nhóm trên. Đối tượng người nước ngoài muốn tham gia BHYT tự nguyện thì hình thức duy nhất là đóng BHYT hộ gia đình. Tức là người nước ngoài đã có tên trong hộ khẩu, sổ tạm trú cùng các thành viên khác ở Việt Nam.
Xem thêm MẪU GIẤY UỶ QUYỀN NHẬN TIỀN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện | Mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc |
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở: – Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở. – Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất. – Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất. – Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất. | Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc: – Mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. – Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định. |
Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài được quy định tại khoản 1 điều 22, Luật bảo hiểm y tế như sau:
Khám chữa bệnh đúng tuyến | Khám chữa bệnh trái tuyến |
– Được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. – Được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên. – Thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác. | Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng khám chữa bệnh đúng tuyến theo tỷ lệ như sau: – Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú – Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước – Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh |
Thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài

Hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
Công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
- Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
- Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm y tế.
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
- Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.
Hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
Căn cứ vào Quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:
- 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
- Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…
Như vậy, bảo hiểm y tế cho người nước ngoài cũng được thừa hưởng các quyền lợi tương tự các loại bảo hiểm khác, luôn có sự tôn trọng, bình đẳng giữa người nước ngoài và Việt Nam. Người lao động và đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý để thực hiện nghĩa vụ đóng BHYT theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của mình một cách thoả đáng.
Bài viết liên quan:
